Chào mừng bạn đến với Club Văn Học cùa Lương Tạ Kinh Luân. Chúc các bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc!
Chào mừng bạn đến với Club Văn Học cùa Lương Tạ Kinh Luân. Chúc các bạn luôn vui vẻ và hạnh phúc!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


 
Trang ChínhTrang Chính  LỀU CỎ VĂN CHƯƠNGLỀU CỎ VĂN CHƯƠNG  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng bạn đã ghé thăm diễn đàn của tôi, chúc các bạn có những giây phút vui vẻ và hạnh phúc!
Ngoài tên miền chính thức là: www.clubvanhoc.forumvi.com, thì diễn đàn còn có thêm một tên miền rút gọn, ngắn gọn hơn, các bạn có thể truy cập thông qua tên miền: www.clubvanhoc.tk
Các em học sinh thân mến! Thầy mở thêm mục "Hỏi đáp học tập", các em có thể vào đấy để gửi thắc mắc, thầy sẽ cố gắng giải đáp.
Các em học sinh thân mến! Thầy mở thêm mục "Hỏi đáp học tập", các em có thể vào đấy để gửi thắc mắc, thầy sẽ cố gắng giải đáp.
Top posters
thayluan (123)
VÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Vote_lcapVÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Voting_barVÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Vote_rcap 
phieudieulangtu (54)
VÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Vote_lcapVÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Voting_barVÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Vote_rcap 
tinhlinh (47)
VÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Vote_lcapVÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Voting_barVÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Vote_rcap 
sweetmoments93 (29)
VÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Vote_lcapVÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Voting_barVÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Vote_rcap 
echkon_c12 (24)
VÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Vote_lcapVÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Voting_barVÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Vote_rcap 
Quang Duc (23)
VÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Vote_lcapVÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Voting_barVÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Vote_rcap 
boya13 (23)
VÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Vote_lcapVÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Voting_barVÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Vote_rcap 
trtuan2011 (19)
VÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Vote_lcapVÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Voting_barVÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Vote_rcap 
bantrua83 (19)
VÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Vote_lcapVÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Voting_barVÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Vote_rcap 
mainguyen (18)
VÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Vote_lcapVÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Voting_barVÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Vote_rcap 
THÔNG ĐIỆP YÊU THƯƠNG:<div style="background-color: none transparent;"><a href="http://www.rsspump.com/?web_widget/rss_ticker/news_widget" title="News Widget">News Widget</a></div>

 

 VÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN

Go down 
Tác giảThông điệp
tuonghieu

tuonghieu


Tổng số bài gửi : 5
Thanks : 17
USD : 0
Join date : 29/03/2011
Age : 32
Job/hobbies : Tu sĩ

VÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  Empty
Bài gửiTiêu đề: VÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN    VÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN  EmptyFri Apr 22, 2011 10:05 am

VÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN


Vào lúc 14 giờ 46 phút (giờ Nhật Bản) ngày 11 tháng 3 năm 2011, ở độ sâu 32 km dưới đáy biển ngoài khơi vùng Đông Bắc Nhật Bản cách bờ Đông bán đảo Oshika khoảng 72 km đã xảy ra một cơn địa chấn 8,9 độ richter. Cơn địa chấn kéo dài trong 6 phút và không đầy nữa tiếng sau, sóng thần với những lượn sóng cao đến hơn 10m đổ ập vô những thành phố xinh đẹp ven biển. Trong thoáng chốc, những thành phố hiện đại, những khu thương mại sầm uất, những khu công hiện đại, đường xá đẹp biến thành những đống gạch vụn được cơn sóng dữ dội đẩy vào sâu trong đất liền và kéo từ đất liền hàng loạt xác chết ra đại dương. Chỉ trong phút chốc, không khí tang tóc tràn ngập khắp nơi.


Sự thay đổi quá lớn diễn ra trong một thời gian quá ngắn. Chỉ vài phút trước đó người dân xứ Phù Tang vẫn quen sống với những tiện nghi hiện đại nhất của loài người nhưng chỉ vài phút sau sự “giận dữ” của thiên nhiên đã buộc họ gần như sống trong thời kỳ sơ khai của nhân loại. Tính tới thời điểm 1 tháng sau thảm họa, với khoảng 13.000 người được xác định đã chết và 15.000 người vẫn mất tích (theo VnExpress), đây là thảm kịch tồi tệ nhất đối với nước Nhật kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II. Còn với những người may mắn sống sót, họ phải đối mặt với những hoàn cảnh tồi tệ nhất: không điện nước, không chất đốt, không phương tiện thông tin liên lạc, không phương tiện vận chuyển và mắc kẹt giữa những đống đổ nát và xác chết. Bên cạnh đó, động đất còn ảnh hưởng lớn đến nhà máy điện nguyên tử Fukushima. Tính tới ngày 14/3/2011, số vụ nổ lò hạt nhân tại nhà máy này là 4 vụ (theo VnEconomy), khả năng gây thảm họa hạt nhân không chỉ tại Nhật Bản mà cho cả thế giới là rất cao. Những thông tin trên, hơn một tháng rưỡi qua làm hoang mang, cả cộng đồng quốc tế. Trong hoàn cảnh ấy, những tưởng tin thần của người dân Nhật cũng bị cơn sóng thần cuốn trôi ra đại dương, nhưng trái lại sự bình tĩnh trước những thảm hoạ, điềm tĩnh ứng phó với khó khăn, bình thản vươn lên từ đống hoang tàn đã làm cho cả thế giới nghiêng mình kính nể trước những hành xử tuyệt vời của dân tộc Nhật. Gần một tháng rưỡi qua, mọi người cứ xôn xao hỏi nhau rằng: “Vì sao người Nhật bình tĩnh, kỷ luật như thế trước cái sống chết? Vì sao những người được cứu ra khỏi vùng nguy hiểm lại trật tự đứng xếp hàng chờ viện trợ? Vì sao không có cướp bóc, hỗn loạn tranh sống, không đổ xô vơ vét hàng hóa cần thiết, mặc kệ người khác? Sao lạ thế? Sao họ không giống các “kịch bản” thông thường của thế giới: đi sau thảm họa bao giờ cũng là cướp bóc, hôi của, hoảng loạn”. Câu hỏi “vì sao” đang được cả thế giới tìm hiểu.

Rất nhiều bài báo đã mô tả quang cảnh trật tự xếp hàng nhận thực phẩm cứu trợ của người Nhật nhằm ngợi ca tính kỷ luật. Thực tế, thói quen xếp hàng này khá phổ biến ở nhiều quốc gia công nghiệp. Người dân nước ta vào thời kỳ bao cấp cũng từng xếp hàng “rồng rắn” để có được một xị dầu ăn hay vài ba ký gạo... Song, chúng ta cần phân biệt giữa xếp hàng trong điều kiện “thường” và “bất thường”. Đối với người Việt nói chung, tính kỷ luật phổ biến bằng hành vi chịu sự ràng buộc bởi điều kiện bên ngoài tác động, còn khi không bị tác động bởi bất cứ điều kiện nào, nó sẽ tự giải thể. Giống như việc tham gia giao thông, nếu có công an giao thông, người ta dừng trước đèn đỏ, còn như khi không có công an, đèn xanh, đèn đỏ hay đèn vàng đều “không cần quan tâm”! So sánh như thế nhằm nói lên sự khác biệt giữa hai nền văn hóa, đồng thời tránh lối tư duy suy diễn giản đơn theo kiểu “nhân rộng” đối với đời sống tinh thần, văn hóa Nhật. Vì, dù rằng chúng ta có thượng tôn pháp luật hay thực thi nghiêm khắc, chắc sẽ chỉ có tác dụng trong điều kiện “thường” mà thôi! Cái “giới” bên ngoài và “giới” bên trong vốn khác nhau, giữa một đằng là hành vi “tự lập pháp” còn một bên là “luật pháp”. Công dân Nhật là những người được giáo dục bằng lòng tự trọng, tự đánh giá, tự giác, nên giá trị văn hóa mà họ thủ đắc có tác dụng điều tiết hành vi một cách tự nhiên như chính nền văn hóa độc nhất vô nhị này. Chính vì thế, việc xếp hàng trật tự như nhiều báo chí mô tả không chỉ đơn thuần nằm ở khía cạnh đạo đức xã hội, hay pháp luật mà còn nằm ở phương diện đạo đức cá nhân. Tính kỷ luật của hệ giá trị pháp luật chủ yếu phát huy tác dụng trong điều kiện “thường”, còn trong tình trạng “bất thường”, hay vô chính phủ, thiếu người giám sát, pháp luật sẽ giảm tác dụng đáng kể, thậm chí mất đi chức năng điều tiết hành vi vốn có. Vì thế, những biểu hiện của tinh thần Nhật không thể lý giải bằng tư duy “luật” thường.

Kế đến, khi tìm hiểu về nền văn hóa – giáo dục của Nhật Bản, không thể không bàn đến bàn đến một nền văn hóa – giáo dục đặc biệt, đó là văn hóa ứng xử. Ngay từ rất nhỏ, trẻ con tại Nhật Bản đã được giáo dục theo phương thức này. Giáo dục Nhật không có bạo hành, không cần phải nặng nề đao to búa lớn, mà bắt đầu từ những việc rất nhỏ nhặt. Cách phân loại rác ra sao, quý trọng thức ăn thế nào, biết ơn người nông dân đổ hạt mồ hôi cho ta hạt cơm, cá tôm hy sinh mạng sống làm thức ăn cho ta khôn lớn, trên tàu điện phải nhường chỗ cho người già, lễ phép với người lớn tuổi hơn như thế nào... Trên nền tảng giáo dục đạo đức từ rất sớm như đã nêu thì việc cả thế giới nghiêng mình trước những hành động của người dân Nhật cũng không phải là một điều khó lý giải. Ngoài ra, còn một nền văn hóa bất thành văn nhưng không thể không nhắc đến, đó là nền văn hóa tạm gọi là “chịu đựng”. Chúng ta đã biết về tinh thần thượng võ của giới Samurai. Hình ảnh các Samurai được đào luyện nghiêm khắc cho ta thấy ý thức tuân thủ đến mức tuyệt đối và lòng nhẫn nại, chịu đựng đối với những bất trắc, khó khăn. Ý chí kiên cường, quả cảm và sự kìm nén tâm trạng được thể hiện trên khuôn mặt sắc lạnh của họ càng làm cho người khác phải thán phục. Mà đâu phải chỉ những Samurai, mà tinh thần thượng võ đó dường như cũng chính là cách hành xử khuôn mẫu “văn hóa” đã âm thầm quy định tại quốc gia này. Tinh thần ấy phủ lấp cả giới nhân sĩ, trí sĩ, cùng nhiều công dân đất nước Nhật.

Nhưng nếu vội cho rằng cuộc tìm hiểu lời giải đáp cho câu hỏi “vì sao” đến đây là đủ thì chắc chắc rằng lời đáp ấy còn thiếu. Khi tìm hiểu sâu về văn hóa Nhật Bản, ta thấy Thiền có ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa đời sống nước này. Tuy Thiền tông du nhập vào Nhật Bản khá muộn (thế kỷ XII) nhưng ảnh hưởng của Thiền không chỉ có mặt trong trà đạo, kiếm đạo, nhạc, họa hay thi ca mà còn trở thành hình thái ý thức của xã hội Nhật. Hình thái ý thức này được Louis Althusser (nhà triết học người Pháp nổi tiếng thế kỷ XX) giải thích là hình thái ý thức đã được vô thức hóa, tiềm ẩn, không hiện hữu, nhưng có sức mạnh chi phối đời sống xã hội. Không những vậy, Thiền Phật giáo hình thành nên nền văn hóa mỹ học đặc thù của Nhật Bản. Những khái niệm như vô thường (mujo), phù du (hakanasa) đã đưa kinh nghiệm trực tiếp của người Nhật Bản về sự mong manh, ngắn ngủi của đời người và cõi thế lên một tầm cao triết học. Những khái niệm mỹ học Nhật Bản như “aware” (bi cảm), “yugen” (u huyền), “sabi” (tịch tịnh), v.v… đều nội hàm trong mình ý nghĩa diệt vong.

Những khái niệm trên cùng với thiên nhiên thay đổi rõ nét trong bốn mùa đã trở thành người thầy vĩ đại giáo dục người Nhật nhận thức hơn ai hết về sự sống hư ảo mong manh: Như sương mai đầu ngọn cỏ, như gió thổi mây bay, như điện chớp, như bọt bóng, ánh nắng... Nữ sĩ Komachi (825-900) cảm nhận: "Anh đào ơi/ nhan sắc phai rồi/ hư ảo mà thôi/ tôi nhìn thăm thẳm/ mưa trên đầu tôi". Người Nhật trải nghiệm sâu sắc về lẽ vô thường, hư ảo của cuộc sống qua từng cánh hoa rơi. Có lẽ cũng chính vì vô thường, hư ảo nên loài hoa này trở nên đẹp trong mắt người dân Nhật. Việc chọn hoa anh đào làm quốc hoa ắt hẳn cũng là sự nhắn gửi đến mọi người về nhiều triết lý sống tinh tế. Ở một khía cạnh khác, đối với giới võ sĩ đạo từ nhận thức ban đầu đơn giản là chấp nhận tinh thần coi cái chết như là sự trở về (sinh ký tử quy) theo tinh thần Khổng giáo, hay nâng cao hơn với tinh thần “sinh tử như không hoa” của Thiền tông, dần theo thời gian đã hình thành quan niệm sống của người Nhật: bình dị, giản đơn, coi trọng hiện tại. Người Nhật luôn tìm thấy sự tương đồng giữa thân phận bé nhỏ của con người với từng biểu hiện thay đổi của thiên nhiên. Hoa ấy, người ấy cùng tôn vinh vẻ đẹp của vô thường, vẻ đẹp của sự vắng mặt trong một khoảng thời gian vật lý, trước khi sự tái sinh ở nhiều dạng thức sống khác nhau. Chết không phải là hết. Không hề là bi quan, tinh thần Thiền tông nói nhiều đến vô thường để sống ung dung tự tại, để thanh thản đón nhận một giấc mộng nhân sinh ngắn ngủi bằng tinh thần lạc quan, không thất vọng, không sợ hãi.

Có thể nói tại Nhật Bản, ảnh hưởng Thiền không còn trong phạm vi tự viện, mà Thiền là phương thuốc diệu dụng chữa trị nhiều căn bệnh của tâm hồn con người. Đối diện với thế gian “vô thường” bằng cảnh giới “thường”, người Nhật đã vượt qua chính mình từ đó. Tâm Thiền (lòng yêu thương, sự thành tâm, sự linh mẫn sáng suốt) đủ sức gánh chịu tất cả, kể cả động đất và sóng thần như vừa xảy ra. Thiền không chỉ là hình thái ý thức, một khung tư tưởng khuôn con người vào những quy phạm hành vi hay đạo đức mà còn là hệ giá trị thuộc về bản thể của nền văn hóa Nhật. Chúng ta biết, người Nhật từ nhỏ đã quen với cách ngồi Du-già, một kiểu ngồi Thiền trong Yoga nhằm rèn luyện sức bền bỉ, dẻo dai và quan trọng là tĩnh tâm. Nhờ vào thực tập Thiền, dù ý thức hay vô thức giúp cho người Nhật cực kỳ tinh tế, tinh xảo, chuyên chú cao độ để làm ra những sản phẩm rất độc đáo nhưng cũng rất phổ biến, từ Trà đạo, Bonsai cho đến võ thuật, nghệ thuật, tư tưởng… Thiền của người Nhật là thứ tham Thiền trong cuộc sống, một tinh thần dấn thân, tiến lên “núi có hổ”, nhằm hướng dẫn cuộc sống và sống tự tại giữa dòng đời. Và đặc biệt, nhờ vào trí tuệ Thiền, người Nhật mới giữ được tâm thái “thường” trong điều kiện “bất thường”, “định” ngay cả khi “vô thường”. Phẩm chất ấy thuộc về điểm cực hạn trong giới hạn cuộc sống đời thường, nhưng nó cũng chính là “thường” trong pháp Thiền bao la.

Chắc chắn còn không ít những yếu tố có thể trả lời cho câu hỏi “vì sao” kia. Tuy nhiên, với sự thấm nhuần của tư tưởng Thiền Phật giáo đối với Nhật Bản có thể xem là một yếu tố quan trọng để có thể trả lời câu hỏi trên. Quan điểm Phật giáo cho rằng trên thế gian luôn hiện hữu cái khổ nên người học Phật trong cảnh khổ không bị rơi vào trạng thái bi quan; mọi sự vật, hiện tượng luôn thây đổi nên người học Phật không có cảm giác bàng hoàng trước thay đổi; mọi vật không có tự tính nên người học Phật dễ buông xả những gì mình đang có. Phật giáo nêu cao tinh thần từ bi, lòng yêu thương hòa hợp giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên nên hiển nhiên không có sự tranh giành trong tâm thức người học Phật. Phật giáo phân tích sâu, rộng về nhân quả - nghiệp báo nên dầu đối trước thảm họa người học Phật vẫn an nhiên, tự tại chấp nhận tác động của nghiệp. Từ những quan điểm trên, đối với một đất nước thấm nhuần chất liệu triết lý Thiền như Nhật Bản thì việc người Nhật Bản có nhiều phẩm chất đáng quý, luôn kiên cường, bình tĩnh trước giữa hai chiều thuận nghịch của cuộc sống không phải là điều khó lý giải. Và theo quan điểm này thì câu hỏi “vì sao’ kia cũng không phải là khó trả lời.
Tường Hiếu


Nghĩ đi nghĩ lại thấy chỉ có chuyên mục này thích hợp nên xin được post bài này ở đây. Xin Thầy và toàn thể thành viên hoan hỷ.
Chúc an lành.
Kính
Tường Hiếu
Về Đầu Trang Go down
 
VÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» VÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN
» VÀI NHẬN XÉT VỀ NHẬT BẢN NHÂN THẢM HOẠ SÓNG THẦN
» Sống là không chờ đợi…
» KẺ SÁT NHÂN LƯƠNG THIỆN của Lại Văn Long (GIẢI NHẤT TRUYỆN NGẮN BÁO VĂN NGHỆ 1990-1991)
» HÍ LỘNG (Tặng anh Bùi Chí Vinh nhân đọc bài “Ngày sinh của ngựa”)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: KHU VỰC GIAO LƯU :: Thông điệp yêu thương-
Chuyển đến 
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất